Bị "Tào Tháo " rượt nên ăn gì?

TRUNG THỰC - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN

bài viết

CHẤT LƯỢNG

DANH MỤC

LIÊN KẾT

Bị "Tào Tháo " rượt nên ăn gì?

Đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất khi bị ngộ độc thực phẩm, hoặc bao tử có vấn đề. Bị Tào Tháo rượt, nhưng vẫn phải ăn. Chế độ ăn BRAT thường được xem là kinh điển để đối phó “tại gia” với triệu chứng khó chịu này. Tờ Medical News Today mới đây đã điểm lại những lợi ích cũng như bất lợi của chế độ ăn BRAT, nhất là áp dụng nó trong thời gian dài.

 

Khương An


Nguồn: Thế Giới Hội Nhập


Chế độ ăn BRAT là gì?

Chuối, cơm, xốt táo và bánh mì được coi là chế độ dinh dưỡng khi bị tào tháo rượt.


Chế độ ăn BRAT thường được dùng để điều trị tiêu chảy, cúm dạ dày (1) và các bệnh dạ dày khác.


BRAT là mẫu từ đầu của 4 món chính: Banana (chuối), Rice (gạo), Applesauce (sốt táo) và Toast (bánh mì).


Bốn loại thực phẩm này đều có ít protein, ít chất béo và chất xơ và dễ tiêu hóa. Nhiều người cho rằng, chế độ ăn gồm bốn món này có thể làm giảm hội chứng của bệnh dạ dày như buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, và giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.


Ăn theo chế độ BRAT thực sự có hiệu quả?


Thực phẩm BRAT nhờ có chất bột và ít chất xơ nên làm phân lỏng dễ kết dính lại. Ít chất béo và protein nên làm dạ dày ít bị cồn ào, ít kích thích lên hệ tiêu hóa. Mùi vị của BRAT nhạt, không nặng mùi để gây buồn nôn, ói mửa.


Cho đến nay vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nào cho thấy khẩu phần BRAT có hiệu quả trong diều trị tiêu chảy và các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên có vài nghiên cứu cho thấy chuối và cơm gạo có hiệu quả nhất định trong điều trị tiêu chảy.


Chuối nhờ có pectin, một loại tinh bột có ích cho hệ tiêu hóa (2). Nghiên cứu cho thấy, trẻ em bị tiêu chảy ăn thêm chuối xanh phục hồi nhanh trẻ không ăn chuối. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy ăn cơm, cùng với uống thêm dung dịch bù nước cũng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy.


Thực phẩm BRAT có thể ăn lâu dài?


Nếu dùng thực phẩm BRAT trong thời gian ngắn, không quá 48 giờ dường như không có vấn đề gì với sức khỏe, nhưng dùng lâu dài thì không tốt, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và không đủ năng lượng cho cơ thể. Vì thực phẩm loại này cung cấp không đủ calo, protein, chất béo, chất xơ vitamin A, vitamin B12, calcium.


Vì những hạn chế này mà Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ không còn khuyến cáo dùng BRAT để trị tiêu chảy cho trẻ em.


Tuy nhiên, vẫn có thể dùng BRAT kết hợp thêm với các loại thực phẩm khác, không nặng mùi vị thì vẫn hữu ích cho việc điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Những thực phẩm này có thể là bánh quy mặn, canh thịt cá, canh rau củ, khoai tây (không có bơ, kem), khoai lang, gà nướng/hấp bỏ da, không mỡ, yến mạch, dưa hấu…


Vì tiêu chảy làm cơ thể mất nước, nên cần phải uống bù nước, nước ép táo, trà nhạt, trà thảo mộc, trà gừng, bạc hà, nước dưa…


Cũng có thể uống dung dịch bù nước bán ở tiệm thuốc tây, dùng kết hợp thêm với thực phẩm chứa lợi khuẩn như yogurt, trà kombucha, rau quả lên men cũng giúp hạn chế tiêu chảy.


Các thực phẩm nên tránh khi tiêu chảy


Sữa và các sản phẩm từ sữa như phó mát, kem (trừ yogurt) khó tiêu hóa trong thời gian bị bệnh. Các loại bánh kẹo nhiều đường, chocolate có thể làm tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn. Các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ cũng thế. Cà phê, bia rượu, nước trà đặc, trà đen cũng nên tránh vì là chất lợi tiểu nhẹ (mất nước). Các thực phẩm nhiều gia vị cay mặn kích thích dạ dày. Các chất tạo ngọt nhân tạo như sorbitol, sucralose có tính nhuận trường, cũng nên tránh (3).


Một số loại rau như cải xanh, bắp cải, xúp lơ, và một số loại đậu hạt có thể làm đầy hơi. Những thực phẩm này không đáng ngại, nhưng khi bị tiêu chảy, nên tạm thời tránh. Thực phẩm giàu protein như thịt thà, cá hồi, nhất là loại nhiều chất béo, khó tiêu hóa làm dạ dày thêm khó chịu.


Khương An (theo Medical news Toaday)


Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/318255.php – Everything you need to know about the BRAT diet?

—–


Chú thích (Vtt)


(1) Cúm dạ dày (stomach flu hay gastroenteritis) bệnh do virus tấn công vào đường tiêu hóa, nhưng không phải do virus cúm gây ra. Triệu chứng tương tự ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, có khi bị sốt hoặc tiêu ra máu.


(2) Pectin có nhiều trong trái cây rau củ quả, được xem là chất xơ hòa tan (trong nước) hơn là tinh bột. 


(3) Các loại đường polyol như sorbitol, xylitol (trong kẹp chewing gum), maltitol… đều có tính nhuận trường, dùng nhiều dễ bị tiêu chảy.

 

Nệm toàn cầu - cung cấp sỉ lẻ các loại nệm Nệm toàn cầu - cung cấp sỉ lẻ các loại nệm Nệm toàn cầu - cung cấp sỉ lẻ các loại nệm
028 38451552
Design by Kingweb.vnClose