gà có gây viêm da cơ địa và dị ứng?

TRUNG THỰC - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN

bài viết

CHẤT LƯỢNG

DANH MỤC

LIÊN KẾT

gà có gây viêm da cơ địa và dị ứng?

QA – Attp (2): Da gà có gây viêm da cơ địa và dị ứng?

-
Vũ Thế Thành
Có thể là hình ảnh về thực phẩm
Hỏi : Da gà rất dễ gây dị ứng. Protein da gà rất khó để đồng hóa. Những người bị viêm da cơ địa mà ăn da gà vô biết liền.

Trả lời: Câu hỏi này có 3 phần: khó đồng hóa, dễ dị ứng và viêm da cơ địa.

1- Protein da gà khó đồng hóa là sao? Tài liệu nào nói thế? Đây là hậu quả của việc đọc thông tin nhảm nhí trên mạng.

Khi chúng ta ăn, thực phẩm sẽ bị tiêu hóa, nghĩa là các phân tử lớn bị cắt thành những đơn vị nhỏ như acid amin, acid béo, glucose,…. Quá trình “cắt nhỏ” này gọi là dị hóa (catabolism). Sau đó cơ thể lại đem “lắp ráp” những đơn vị nhỏ này thành những chất mà cơ thể cần như protein, lipid, enzymes, hormone… Quá trình “lắp ráp” này gọi là đồng hóa (anabolism). Vậy thì protein da gà rất khó đồng hóa là khó chỗ nào?

Có thể ý bạn muốn nói, protein da gà khó tiêu hóa. Protein da gà cũng như giống protein thịt gà. Ăn thịt gà có khó tiêu không?

Tuy nhiên da gà có tới 30% chất béo. Chất béo chậm tiêu hơn so với thịt và tinh bột. Do đó, ăn da gà chậm tiêu hơn ăn thịt gà. Chậm tiêu, hiểu là no lâu hơn, chứ không phải là khó tiêu hóa.

2- Còn về da gà có dễ gây dị ứng không?

Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch không chấp nhận một loại protein nào đó xâm nhập vào cơ thể do ăn uống, hít thở… Thức ăn nào có protein đều có thể gây dị ứng như trứng sữa thịt cá tôm cua mực, đậu phộng, hạt điều, hạt mè… Da gà có protein nên da gà cũng có thể gây dị ứng.

Tùy cơ địa mỗi người, có người bị dị ứng với tôm, chẳng hạn, nhưng người khác lại không. Trong thực tế, thịt gà và cả da gà là thực phẩm ít gây dị ứng hơn so với đậu phộng, đậu nành, trứng, sữa.

3- Da gà gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng của bệnh chàm do hệ miễn dịch bị trục trặc gì đó. Cho đến nay, y học chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh chàm. Có thể là do di truyền.

Bệnh chàm không thể chữa khỏi, lâu lâu “cao hứng” là triệu chứng lại nổi cơn làm mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Dù viêm da cơ địa không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát, tránh để nó phát tác quá mức gây khó chịu, mẩn đỏ…. Có nhiều cách tránh phát tác quá mức như hạn chế chỗ bị chàm tiếp xúc với nước, giữ ẩm (bôi kem, đi vớ…).

Một vài loại thực phẩm có thể kích ứng làm chỗ bị chàm nổi đỏ, ngứa ngáy hơn. Thực phẩm nào thì tùy cơ địa mỗi người. Có người ăn tôm vào là bị “nổi cơn”. Có người ăn trứng, hoặc thịt bò, hoặc da gà,… thì bị. Ai “nhạy cảm” với loại thức ăn nào thì hạn chế ăn loại thức ăn đó. Chứ đâu có nghĩa là hễ ai bị viêm da cơ địa mà ăn da gà vào là bị ngứa.
Ngứa nhiều, gãi nhiều bị xướt da chảy máu, viêm nạng, nhiễm trùng thì nên đi bác sĩ. Vấn đề này ngoài lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Tóm lại, da gà không phải là nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Một số thực phẩm có thể kích ứng làm triệu chứng bệnh chàm khó chịu hơn, mẫn đỏ hơn, viêm hơn, ngứa hơn. Nếu nhạy cảm với loại thực phẩm nào thì kiêng loại đó.

Vũ Thế Thành
Nệm toàn cầu - cung cấp sỉ lẻ các loại nệm Nệm toàn cầu - cung cấp sỉ lẻ các loại nệm Nệm toàn cầu - cung cấp sỉ lẻ các loại nệm
028 38451552
Design by Kingweb.vnClose