Sự thật về sữa bò hormone
Sự thật về sữa bò hormone
Hormone là chủ đề mà sữa bò bị “chơi” dai dẳng nhất. Ở nước ngoài thì vấn đề sữa bò hormone đã dịu lại từ lâu, nhưng trong nước vẫn nổi lên như “phát hiện” mới. Đối tượng bị hoang mang nhiều nhất là giới làm việc văn phòng. Cũng không loại trừ một số (rất) ít là… bác sĩ. Có điều chắc chắn trong số “rất ít” này không có bs sản phụ và nhi đồng. Họ thừa biết lợi ích của sữa bò đối với trẻ em.
Tôi trích lại dưới đây một phần trong bài “Sữa bò mắc nạn”, trong Tập I của bộ “Ăn để sướng hay ăn để sợ? xb 2023. Trong sách tôi có đưa ra một số link tham khảo có tính tượng trưng, và không cần thiết phải nêu ra đây trong status này. Các bạn chỉ cần search google “ IGF-1 hay rGBH + cow milk” thì sẽ ra rất nhiều nghiên cứu.
Nghiên cứu về an toàn thực phẩm không sòng phẳng như bên Y Dược. Các bạn “có nghề” chỉ cần đọc những nghiên cứu trên với 50% mức khắt khe của “y học thực chứng” thôi cũng đủ thấy, sữa bò có đáng phải xa lánh về vấn đề hormone không. Nếu không có thời gian, các bạn có thể đọc “Cow’s Milk in Human Nutrition and the Emergence of Plant-Based Milk Alternatives”, một review của I.C Antunes và cộng sự trên PMC là đủ. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9818304/ )
Tôi nói trước, các bạn đệ tử của BS Hiromi Shinya vào fb này comment mà không đưa ra bằng chứng khoa học là tôi không welcome. Tôi đã viết riêng 1 quyển sách phê phán những phát biểu tào lao của Shinya. Vị bác sĩ mà lúc nào cũng rêu rao, những phát hiệnc ủa ông rút ra từ 300.000 trường hợp lâm sàng mà ông quan sát được, nhưng lại không bao giờ xuất trình hồ sơ 300.000 cases đó.
Cá nhân tôi rất khi uống sữa bò vì thiếu men tiêu hóa lactase, nhưng vẫn ăn sữa chua, phó mát, bơ và các sản phẩm từ sữa.
Về sữa hạt, tôi không kỳ thị gì cả. Thỉnh thoảng tôi vừa uống sữa hạt nhà làm (không đường). Còn sữa hạt thương mại, nhiều đường, nhưng lại ít xơ, ít đạm, ít béo…. Ngay cả các loại sữa hạt dạng bột cũng gần như thế, dù còn ít xơ nhưng vẫn ngọt nhiều. Không thích hợp với người lớn tuổi.
Tóm lại, trẻ em nên uống sữa bò thay vì sữa hạt vì nhu cầu phát triển cơ thể. Còn người lớn thì tùy, uống sữa bò hay sữa hạt đều được, nhưng hạn chế uống ngọt. (Vtt)
--------------------
Vấn đề hormone trong sữa bò
- Vũ Thế Thành
Hormone: Có khoảng hơn 50 loại hormone trong sữa bò, nhưng chỉ giúp ích cho con bê phát triển, chứ không giúp ích hay ảnh hưởng gì cho con người. Chỉ riêng một loại có trong sữa bò là hormone IGF-1 có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho người. Nhưng điều này còn gây tranh cãi, nói đúng hơn, những nghi vấn bất lợi này chẳng đi tới đâu cả. Xé to hay thu nhỏ đều ẩn chứa trong đó quyền lợi con người.
#- Chất IGF-1 trong sữa bò gây bất lợi thế nào?
Như đã nói ở trên, trong sữa bò có hơn 50 loại hormone, nhưng chỉ có một loại được cơ thể hấp thu, và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người. Đó là hormone IGF-1
IGF-1 có tên gọi hơi dài dòng là yếu tố tăng trưởng giống insulin (Insulin-like growth factor 1) là một hormone có bản chất là một peptid (protein có dây phân tử ngắn), thúc đẩy tăng trưởng ở người từ khi còn là bào thai cho đến trưởng thành. Hormone IGF-1 do gan (người) sản xuất, và cũng có được từ nguồn thực phẩm như sữa bò, thịt cá, trứng và một rau quả như cà chua, đậu nành.
Một nghiên cứu cho thấy, uống 3 servings sữa (khoảng 720ml) mỗi ngày có liên quan tới mức tăng IGF-1 tới 18,6%. Và liệu mức tăng IGF-1 này có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ruột già, hay khả năng nhận thức ở người già hay không. Điều này vẫn chưa rõ ràng. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng thừa nhận vấn đề này chưa rõ ràng.
#- Lại thêm tai tiếng hormone trong sữa bò
Hormone đó có tên là BGH, do não con bò tiết ra để thúc đẩy sự sinh sản tế bào. Sau này người ta phát hiện ra, hormone BGH còn thúc đẩy bò mẹ tiếp tục ra sữa dù con bê đã lớn, có thể “ăn dặm” được rồi.
Thế là để vắt được sữa bò nhiều hơn, người ta tổng hợp ra hormone BGH bằng phương pháp vi sinh, và gọi hormone đó bằng một cái tên hơi dài dòng là, hormone tăng trưởng bò tái tổ hợp, viết tắt là rBGH (Recombinant Bovine Growth Hormone).
Về bản chất thì cả hai loại hormone trên, BGH (tự nhiên) và rBGH (nhân tạo), đều là protein, và đều có hoạt tính sinh học như nhau.
Hormone rBGH được tiêm vào bò, nhưng người ta không ngại thịt bò, mà lại ngại sữa bò. Cho đến nay, không có bằng chứng nào đáng tin cậy cho thấy hormone rBGH có ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe con người cả, Tuy nhiên, rBGH lại có thể làm con bò bị viêm tuyến sữa.
Sóng gió nổi lên, khi người ta tìm thấy sữa vắt ra được từ bò dùng rBGH lại có nhiều hormone IGF-1 hơn. Lòng vòng rồi cũng lại IGF-1. Một số nước như Châu Âu, Canada,… không cho dùng hormone rBGH trong nuôi bò sữa. Nhưng Mỹ thì vẫn cho phép dùng rBGH.
Vú bò bị viêm, thì bò bị đau. Thật ra, lý do mà Châu Âu cấm dùng hormone rBGH chủ yếu là bảo vệ quyền lợi động vật, ở đây là quyền lợi của con bò khỏi bị đau..vú.
Thực tế, hiện nay hormon rGBH ít được dùng trong chăn nuôi bò sữa, kể cả ở Mỹ.
#- Sữa bò làm bé gái dậy thì sớm
Những người phản đối sữa bò cho rằng, sữa bò làm bé gái dậy thì sớm, ngực phát triển và lông mu xuất hiện ở độ tuổi 9-10. Nghi phạm hàng đầu là do hormone rGBH.
Hormone rGBH (nhân tạo) dùng để kích thích bò ra sữa được chích vào bò, thành thử hormone này vẫn còn trong sữa, và trở thành nghi phạm làm bé gái dậy thì sớm.
Dậy thì sớm hay muộn liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, chủng tộc, dinh dưỡng, bệnh lý, tâm sinh lý, trầm cảm, hoàn cảnh gia đình, xã hội…
Trong thực tế, giới nghiên cứu nhận thấy trẻ béo phì dễ dậy thì sớm hơn. Điều này được giải thích là, mô mỡ tiết ra hormone loại adipokines, tác động lên não, rồi kích thích buồng trứng của bé gái tiết ra hormone nữ estrogen, làm bé dậy thì sớm.
Bác sĩ Paul Kaplowitz tác giả sách “Dậy thì sớm ở bé gái” (Early Puberty in Girls), được tờ The New York Times thuật lại cho rằng, nghiên cứu về sữa gây dậy thì sớm tiến hành khi nạn béo phì ở trẻ em đang nở rộ ở Mỹ, nên sữa bò bị cáo buộc oan ức.
#- Nhận xét chung về sữa bò mắc nạn
Hai mươi năm trở lại đây, sữa bò bị tấn công tơi bời. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa bò còn làm trẻ em dậy thì sớm, gây ra ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột già, ung thư vú, tim mạch… Có những nghiên cứu chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng cũng có khảo cứu khá hoành tráng như của đại học Uppsala (Thuỵ Điển). Tất cả mới chỉ dừng lại mức tham khảo, chưa đủ gây ảnh hưởng tới các cơ quan an toàn thực phẩm để đưa ra chính sách về tiêu thụ sữa.
Điểm tiêu cực đáng quan tâm nhất ở sữa bò, đó là liên hệ với rủi ro ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ vẫn cho đó là mối liên hệ còn rất yếu.
Nghiên cứu về thực phẩm có hại hay không có hại là điều không dễ dàng chút nào, và không phải kết quả nghiên cứu nào cũng có độ tin cậy như nhau.
Cho đến nay chưa có cơ quan an toàn nào, hay viện nghiên cứu nào khuyến cáo không nên uống sữa bò vì nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con người.
Mặt lợi của sữa bò là nguồn protein tuyệt hảo, rồi các khoáng calcium, magnesium, potassium… và các vitamin rất phong phú nữa. Lợi ích thấy rõ, nhất là với trẻ em đang tuổi lớn.
Và mặt bất lợi của sữa bò, đó là những nguy cơ chưa được chứng minh rõ ràng, như ung thư, béo phì, tim mạch, dậy thì sớm…
Vậy thì có nhất thiết phải bỏ đi cái “rõ ràng” để chạy theo cái “chưa rõ ràng”, nhằm tẩy chay sữa bò không?
Người tiêu dùng có thể lựa chọn sữa gầy hay sữa béo tùy vấn đề ăn kiêng. Vấn đề là khẩu phần ăn có hợp lý hay không, chứ không phải sữa bò là thực phẩm cần loại bỏ.
Vũ Thế Thành ( Trích bộ “Ăn để sướng hay ăn để sợ?”, Tập I xb 2023)
https://saigonthapcam.wordpress.com/.../van-de.../...
Hormone là chủ đề mà sữa bò bị “chơi” dai dẳng nhất. Ở nước ngoài thì vấn đề sữa bò hormone đã dịu lại từ lâu, nhưng trong nước vẫn nổi lên như “phát hiện” mới. Đối tượng bị hoang mang nhiều nhất là giới làm việc văn phòng. Cũng không loại trừ một số (rất) ít là… bác sĩ. Có điều chắc chắn trong số “rất ít” này không có bs sản phụ và nhi đồng. Họ thừa biết lợi ích của sữa bò đối với trẻ em.
Tôi trích lại dưới đây một phần trong bài “Sữa bò mắc nạn”, trong Tập I của bộ “Ăn để sướng hay ăn để sợ? xb 2023. Trong sách tôi có đưa ra một số link tham khảo có tính tượng trưng, và không cần thiết phải nêu ra đây trong status này. Các bạn chỉ cần search google “ IGF-1 hay rGBH + cow milk” thì sẽ ra rất nhiều nghiên cứu.
Nghiên cứu về an toàn thực phẩm không sòng phẳng như bên Y Dược. Các bạn “có nghề” chỉ cần đọc những nghiên cứu trên với 50% mức khắt khe của “y học thực chứng” thôi cũng đủ thấy, sữa bò có đáng phải xa lánh về vấn đề hormone không. Nếu không có thời gian, các bạn có thể đọc “Cow’s Milk in Human Nutrition and the Emergence of Plant-Based Milk Alternatives”, một review của I.C Antunes và cộng sự trên PMC là đủ. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9818304/ )
Tôi nói trước, các bạn đệ tử của BS Hiromi Shinya vào fb này comment mà không đưa ra bằng chứng khoa học là tôi không welcome. Tôi đã viết riêng 1 quyển sách phê phán những phát biểu tào lao của Shinya. Vị bác sĩ mà lúc nào cũng rêu rao, những phát hiệnc ủa ông rút ra từ 300.000 trường hợp lâm sàng mà ông quan sát được, nhưng lại không bao giờ xuất trình hồ sơ 300.000 cases đó.
Cá nhân tôi rất khi uống sữa bò vì thiếu men tiêu hóa lactase, nhưng vẫn ăn sữa chua, phó mát, bơ và các sản phẩm từ sữa.
Về sữa hạt, tôi không kỳ thị gì cả. Thỉnh thoảng tôi vừa uống sữa hạt nhà làm (không đường). Còn sữa hạt thương mại, nhiều đường, nhưng lại ít xơ, ít đạm, ít béo…. Ngay cả các loại sữa hạt dạng bột cũng gần như thế, dù còn ít xơ nhưng vẫn ngọt nhiều. Không thích hợp với người lớn tuổi.
Tóm lại, trẻ em nên uống sữa bò thay vì sữa hạt vì nhu cầu phát triển cơ thể. Còn người lớn thì tùy, uống sữa bò hay sữa hạt đều được, nhưng hạn chế uống ngọt. (Vtt)
--------------------
Vấn đề hormone trong sữa bò
- Vũ Thế Thành
Hormone: Có khoảng hơn 50 loại hormone trong sữa bò, nhưng chỉ giúp ích cho con bê phát triển, chứ không giúp ích hay ảnh hưởng gì cho con người. Chỉ riêng một loại có trong sữa bò là hormone IGF-1 có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho người. Nhưng điều này còn gây tranh cãi, nói đúng hơn, những nghi vấn bất lợi này chẳng đi tới đâu cả. Xé to hay thu nhỏ đều ẩn chứa trong đó quyền lợi con người.
#- Chất IGF-1 trong sữa bò gây bất lợi thế nào?
Như đã nói ở trên, trong sữa bò có hơn 50 loại hormone, nhưng chỉ có một loại được cơ thể hấp thu, và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người. Đó là hormone IGF-1
IGF-1 có tên gọi hơi dài dòng là yếu tố tăng trưởng giống insulin (Insulin-like growth factor 1) là một hormone có bản chất là một peptid (protein có dây phân tử ngắn), thúc đẩy tăng trưởng ở người từ khi còn là bào thai cho đến trưởng thành. Hormone IGF-1 do gan (người) sản xuất, và cũng có được từ nguồn thực phẩm như sữa bò, thịt cá, trứng và một rau quả như cà chua, đậu nành.
Một nghiên cứu cho thấy, uống 3 servings sữa (khoảng 720ml) mỗi ngày có liên quan tới mức tăng IGF-1 tới 18,6%. Và liệu mức tăng IGF-1 này có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ruột già, hay khả năng nhận thức ở người già hay không. Điều này vẫn chưa rõ ràng. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng thừa nhận vấn đề này chưa rõ ràng.
#- Lại thêm tai tiếng hormone trong sữa bò
Hormone đó có tên là BGH, do não con bò tiết ra để thúc đẩy sự sinh sản tế bào. Sau này người ta phát hiện ra, hormone BGH còn thúc đẩy bò mẹ tiếp tục ra sữa dù con bê đã lớn, có thể “ăn dặm” được rồi.
Thế là để vắt được sữa bò nhiều hơn, người ta tổng hợp ra hormone BGH bằng phương pháp vi sinh, và gọi hormone đó bằng một cái tên hơi dài dòng là, hormone tăng trưởng bò tái tổ hợp, viết tắt là rBGH (Recombinant Bovine Growth Hormone).
Về bản chất thì cả hai loại hormone trên, BGH (tự nhiên) và rBGH (nhân tạo), đều là protein, và đều có hoạt tính sinh học như nhau.
Hormone rBGH được tiêm vào bò, nhưng người ta không ngại thịt bò, mà lại ngại sữa bò. Cho đến nay, không có bằng chứng nào đáng tin cậy cho thấy hormone rBGH có ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe con người cả, Tuy nhiên, rBGH lại có thể làm con bò bị viêm tuyến sữa.
Sóng gió nổi lên, khi người ta tìm thấy sữa vắt ra được từ bò dùng rBGH lại có nhiều hormone IGF-1 hơn. Lòng vòng rồi cũng lại IGF-1. Một số nước như Châu Âu, Canada,… không cho dùng hormone rBGH trong nuôi bò sữa. Nhưng Mỹ thì vẫn cho phép dùng rBGH.
Vú bò bị viêm, thì bò bị đau. Thật ra, lý do mà Châu Âu cấm dùng hormone rBGH chủ yếu là bảo vệ quyền lợi động vật, ở đây là quyền lợi của con bò khỏi bị đau..vú.
Thực tế, hiện nay hormon rGBH ít được dùng trong chăn nuôi bò sữa, kể cả ở Mỹ.
#- Sữa bò làm bé gái dậy thì sớm
Những người phản đối sữa bò cho rằng, sữa bò làm bé gái dậy thì sớm, ngực phát triển và lông mu xuất hiện ở độ tuổi 9-10. Nghi phạm hàng đầu là do hormone rGBH.
Hormone rGBH (nhân tạo) dùng để kích thích bò ra sữa được chích vào bò, thành thử hormone này vẫn còn trong sữa, và trở thành nghi phạm làm bé gái dậy thì sớm.
Dậy thì sớm hay muộn liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, chủng tộc, dinh dưỡng, bệnh lý, tâm sinh lý, trầm cảm, hoàn cảnh gia đình, xã hội…
Trong thực tế, giới nghiên cứu nhận thấy trẻ béo phì dễ dậy thì sớm hơn. Điều này được giải thích là, mô mỡ tiết ra hormone loại adipokines, tác động lên não, rồi kích thích buồng trứng của bé gái tiết ra hormone nữ estrogen, làm bé dậy thì sớm.
Bác sĩ Paul Kaplowitz tác giả sách “Dậy thì sớm ở bé gái” (Early Puberty in Girls), được tờ The New York Times thuật lại cho rằng, nghiên cứu về sữa gây dậy thì sớm tiến hành khi nạn béo phì ở trẻ em đang nở rộ ở Mỹ, nên sữa bò bị cáo buộc oan ức.
#- Nhận xét chung về sữa bò mắc nạn
Hai mươi năm trở lại đây, sữa bò bị tấn công tơi bời. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa bò còn làm trẻ em dậy thì sớm, gây ra ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột già, ung thư vú, tim mạch… Có những nghiên cứu chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng cũng có khảo cứu khá hoành tráng như của đại học Uppsala (Thuỵ Điển). Tất cả mới chỉ dừng lại mức tham khảo, chưa đủ gây ảnh hưởng tới các cơ quan an toàn thực phẩm để đưa ra chính sách về tiêu thụ sữa.
Điểm tiêu cực đáng quan tâm nhất ở sữa bò, đó là liên hệ với rủi ro ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ vẫn cho đó là mối liên hệ còn rất yếu.
Nghiên cứu về thực phẩm có hại hay không có hại là điều không dễ dàng chút nào, và không phải kết quả nghiên cứu nào cũng có độ tin cậy như nhau.
Cho đến nay chưa có cơ quan an toàn nào, hay viện nghiên cứu nào khuyến cáo không nên uống sữa bò vì nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con người.
Mặt lợi của sữa bò là nguồn protein tuyệt hảo, rồi các khoáng calcium, magnesium, potassium… và các vitamin rất phong phú nữa. Lợi ích thấy rõ, nhất là với trẻ em đang tuổi lớn.
Và mặt bất lợi của sữa bò, đó là những nguy cơ chưa được chứng minh rõ ràng, như ung thư, béo phì, tim mạch, dậy thì sớm…
Vậy thì có nhất thiết phải bỏ đi cái “rõ ràng” để chạy theo cái “chưa rõ ràng”, nhằm tẩy chay sữa bò không?
Người tiêu dùng có thể lựa chọn sữa gầy hay sữa béo tùy vấn đề ăn kiêng. Vấn đề là khẩu phần ăn có hợp lý hay không, chứ không phải sữa bò là thực phẩm cần loại bỏ.
Vũ Thế Thành ( Trích bộ “Ăn để sướng hay ăn để sợ?”, Tập I xb 2023)
https://saigonthapcam.wordpress.com/.../van-de.../...